Tóm tắt bài giảng - Kệ 4 - 9
4. Giờ đây tham chấp như rừng độc ô đầu
Anh hùng phải như khổng tước mới thuần phục
Hèn nhát như quạ chỉ mất mạng mà thôi
Rừng độc: là tham chấp. Nếu thực hành pháp hạnh Bồ Tát giống như con công thì khi đến khu rừng độc và ăn chất độc vẫn không làm tổn hại cơ thể, ngược lại sức khoẻ ngày càng tốt hơn. Hình ảnh con công là mình đang thực hành luyện tâm. Tham chấp giống như rừng độc ô đầu tức trong cõi luân hồi tham chấp giống như chất độc. Tất cả những khó khăn, rắc rối, thử thách trong cuộc sống đều do tham chấp trong tâm phát sinh. Nếu không luyện tâm mình sẽ bị giày vò, khống chế và chịu phiền não bởi những tham chấp đó. Luyện tâm sẽ khắc phục được tam chấp.
5. Kẻ lợi mình độc này sao thuần phục,
Khi còn chạy theo những điều phiền não khác
Như quạ bỏ mặc những sinh lực giải thoát.
Kẻ chỉ lợi mình, chỉ suy nghĩ cho lợi ích của bản thân mình mà không màng tới lợi ích người khác. Những người ích kỷ như thế (độc này sao thuần phục) có phiền não thứ nhất chỉ nghĩ cho bản thân, từ phiền não này sẽ sinh ra những phiền não khác. Cho nên Kẻ chỉ lợi mình độc này sao thuần phục khi còn chạy theo những điều phiền não khác.
Ấn Độ và các nước khác đang có dịch bệnh nguy hiểm nhưng số dịch bệnh ở Ấn Độ nhiều hơn các nước khác rất nhiều do chế độ sinh hoạt, ăn uống, hút thuốc, uống rượu nhiều khiến cho người dân có nhiều bệnh. Do bản thân tham chấp vào những thức ăn, thức uống, lối sống sinh hoạt khiến nảy sinh nhiều bệnh tật và những khó khăn khác.
Kẻ chỉ lợi mình độc này sao thuần phục: Người chỉ nghĩ cho bản thân thì không thể luyện tâm để thuần phục tâm tham chấp.
5. Thế nên Bồ Tát vốn như loài khổng tước
Chuyển hoá phiền não như cả rừng chất độc
Hoá ra tinh tuý, nên đến chốn luân hồi
Do vì tự nguyện phá tan các độc này.
Bồ Tát có pháp hành luyện tâm giống như loài khổng tước, chuyển hoá được tham chấp và phiền não nên tham chấp và phiền não không ảnh hưởng xấu đến Bồ Tát. Dù ở nơi có phiền não nhưng tâm không hề phiền não, bản thân lại có thể chuyển hoá và phá tan hết các độc và phiền não đó.
7. Nên ở luân hồi vốn chẳng hề tự chủ
Mang tâm chấp ngã, tay sai của loài ma,
Muốn lợi, muốn vui, và tránh những điều ấy
Phát tâm tự nguyện khổ hạnh và lợi người.
Đoạn này hướng dẫn các pháp thực hành luyện tâm rất nghiêm túc. Nên hãy cố gắng thực hành nội dung phần này.
Trở ngại lớn nhất của việc thực hành luyện tâm là tâm chấp ngã. Là tâm ích kỷ: một mình tôi vui là được rồi, tôi vui là quan trọng nhất. Tâm đó sẽ không bao giờ vượt qua trở ngại và phiền não. Nếu muốn an vui trong chốn luân hồi thì phải bỏ tâm đó và làm lợi ích cho người khác, khi đó mới có thể vượt qua được chướng ngại, phiền não.
Chọn một ngày bất kỳ trong tuần này, thực hành nghĩ đến lợi ích của người khác mà không nghĩ gì đến lợi ích của mình. Thay vì khi thức dậy mình nghĩ muốn ăn gì thì hãy nghĩ người thân mình muốn ăn gì, nghĩ sẽ làm gì cho người khác vui. Trong suốt ngày đó, hãy thực hành chỉ nghĩ đến lợi ích của người khác (người xung quanh, người thân trong gia đình) và hoàn toàn không hề nghĩ gì đến lợi ích cho mình. Khi nào nghĩ đến việc cho bản thân thì hãy tập trung và nhớ lại, suy nghĩ cho bản thân như thế là không nên và hãy dẹp bỏ suy nghĩ đó. Và hãy nghĩ việc đó cho người khác để cố gắng làm lợi lạc, mang hạnh phúc, yên vui đến cho người khác. Hãy thực hành liên tục trong 1 ngày bất kỳ trong tuần này. Trong ngày đó, hãy đọc đoạn số 7: Nên ở luân hồi vốn chẳng hề tự chủ
Mang Tâm chấp ngã tay sai của loài ma
Tâm chấp ngã chỉ nghĩ lợi ích bản thân mình chính là tay sai của loài ma. Mang tâm đó mình chỉ bị phiền não chứ không hề an vui. Cho nên muốn lợi, muốn vui và tránh những phiền não, khó khăn đó thì nên phát tâm tự nguyện khổ hạnh và lợi người. Tự nguyện khổ hạnh: bỏ đi lợi ích bản thân.
Lợi người: mang lợi ích cho người khác.
Nếu nghiêm túc thực hành thì mọi pháp đều trở nên rất dễ dàng. Ngược lại, bất kỳ pháp nào cũng sẽ trở nên khó khăn nếu không nghiêm túc thực hành. Trong cuộc sống bình thường hàng ngày hãy giữ thái độ nhẹ nhàng, xem nhẹ mọi thứ. Đừng để những điều thế gian xung quanh trở thành phiền não của mình. Thái độ thực hành Phật pháp phải cực kỳ nghiêm túc.
Chuyện kể có 1 vị tu sĩ lớn tuổi qua đời và vãng sinh ở cõi Tịnh độ. Đức Phật hỏi nhà sư khi ông còn sống có thường đi dạo không? Nhà sư trả lời rằng ông thực hành Phật pháp rất nghiêm túc, nên chỉ có thực hành và không có đi dạo. “Vậy ông có thường cười với học trò không? có thường đi ăn và có thời gian vui vẻ với học trò không?”. Nhà sư trả lời ông thực hành rất nghiêm túc nên không có thời gian vui vẻ hay ăn với học trò. Đức Phật mới nói với nhà sư: Cuộc đời của ông có vẻ rất buồn, rất tẻ nhạt. Tại sao không chết sớm, không lên đây sớm mà tới giờ này mới lên?
Cho nên thầy thường hay nói hãy sống vui tươi, sống nhẹ nhàng. Đừng quá suy nghĩ khắc khe bất kỳ vấn đề gì để những vấn đề đó không gây khó khăn, trở ngại cho mình. Nhưng cần có thái độ nghiêm túc đối với việc thực hành pháp của bản thân.
Cố gắng đặt bản thân vào một pháp thực hành nghiêm túc giống như vị Bồ Tát trong vòng một ngày sau đó viết xuống những trải nghiệm của mình.
8. Tất cả đau khổ của chúng sinh như nhau
Do nghiệp lôi kéo, rồi quen với phiền não,
Đặt lên cái “tôi” vốn mong cầu hạnh phúc.
Tất cả đau khổ, phiền não của chúng sinh là do tâm ích kỷ, tâm chấp ngã mà ra. Tâm ích kỷ chỉ nghĩ cho mình sẽ sinh ra những phiền não.
9. Gặp lúc bám víu vào tâm muốn cho mình
Đối lại, mang vui của mình cho chúng sinh
Cả khi xung quanh làm điều trái đến mình
Bỏ qua, thành tâm niệm rằng “Thôi, chấp nhận”.
Khi trong tâm thức phát sinh tâm chấp ngã, muốn an vui và điều tốt cho mình thì hãy nghĩ đến tất cả chúng sinh. Và điều tốt mà mình muốn cho bản thân thì hãy nghĩ cho nó cho chúng sinh.
Đoạn 8 + 9: Tất cả những khó khăn xảy ra với ta là do đặt lên cái “tôi” chỉ nghĩ đến hạnh phúc, an vui cho bản thân. Đối trị với tâm chấp ngã đó bằng cách nghĩ: muốn điều gì đó vui cho mình thì cũng muốn điều đó cho tất cả chúng sinh.
Cả khi xung quanh làm điều trái đến mình
Bỏ qua, thành tâm niệm rằng “Thôi, chấp nhận”.
Khi bạn bè hay người thân xung quanh làm điều xấu với mình, cần suy nghĩ phải luyện tâm như thế nào? Hãy nghĩ rằng tất cả những khó khăn, trở ngại mà người xung quanh đang làm xấu với mình đều từ nghiệp xấu, phiền não của mình. Do cái “tôi” của mình trước đây từng có ý nghĩ xấu, từng làm hại đến người khác thì bây giờ do nhân quả nên người khác làm hại đến mình. Nên bây giờ mình gặp khó khăn và bị hãm hại vốn do tâm xấu của mình. Nên cần luyện tâm bây giờ là bỏ qua hết những chuyện xấu người khác gây cho mình, thành tâm niệm rằng thôi chấp nhận, bỏ qua hết, không hãm hại lại người khác.