22-12-2024
Lamrim 2024
Download MP3

Tóm tắt các điểm chính đã học từ đầu năm (T4/2024) tới giờ:

- Cuộc đời của Đức Phật: Ngài khởi tâm từ bi muốn giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ, phiền não bắt đầu từ lúc Ngài thấy người bệnh, người già yếu, người chết trên đường đi, những đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử.

- Cách Thầy truyền tải thông điệp và giá trị của Đạo Phật đến với mọi người, đặc biệt trong lớp học chính là: khơi dậy tâm tò mò của học viên đối với những giá trị tốt đẹp mà Đạo Phật mang đến cho mình, sau đó cho những bài tập thực hành để học viên có thể tự kiểm chứng bản thân, nhờ đó hiểu ra được giá trị tốt đẹp từ Đạo Phật đã học được.

- Điều khó khăn nhất trong mọi phương pháp thực hành trong Đạo Phật, chính là cái tâm bám chấp vào thú vui, niềm vui, sự ưa thích của bản thân đối với bất kỳ điều gì. Việc bám chấp vào thú vui như vậy chính là điều khó khăn để từ bỏ, trong việc thực hành Đạo Phật.

- Học thực hành đạo Phật từ dễ đến khó, đến một lúc nào đó học viên phải tự đối mặt với tất cả các bám châp hoạc tham chấp của mình và tìm cách từ bỏ nó. Ngày thứ 13 trong sách Giải thoát trong lòng tay là bắt đầu học về Nghiệp Quả, những phần sâu sắc hơn trong đạo Phật. Chủ đề chính trong các buổi giảng của Thầy từ đầu năm đến giờ, là: làm sao để sống tích cực hơn? Làm sao để loại bỏ các tiêu cực? Làm sao để có tư duy tích cực trong tâm mình? Để cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc và an lạc hơn, vv. Sau đó, thực hành ở mực độ sâu sắc hơn, đó là ngưng tìm kiếm an lạc và hạnh phúc, những ưa thích thế gian ... Về mặt cơ bản, mọi người cần có niềm vui trong cuộc sống, sống an lạc, nhưng khi tiến đến thực hành ở cấp độ sâu sắc trong đạo Phật, thì không phải vì mục đích đi tìm niềm vui niềm an lạc nữa, mà cần làm điều đúng đắn, cho dù có ưa thích điều đó hay không. Giống như Thầy là tu sĩ, việc giữ các giới luật của Tu sĩ, không phải ai cũng ưa thích thực hành để giữ hết tất cả những điều này, nhưng là tu sĩ, thầy cần phải làm chuyện đó.

- Điều thứ hai là cần làm cho tinh thầnvững mạnh hơn. Vững mạnh ở điểm là, không còn tìm an lạc hay thú vui khi làm một việc nữa, có nghĩa là khi phân tích, soi xét thấy điều lợi ích thì cần phải làm, cho dù có thích hay không. Và khi làm việc đó, thì tự tạo niềm vui hay ưa thích để có thể dấn thân làm điều đó cho thật tốt. Giống như Thầy là Tu sĩ, Thầy phải tuân thủ các giới luật, cho dù Thầy có thích hay không, hay Sư phụ của Thầy dạy bảo điều gì, cho dù Thầy có thích hay không thì cũng phải làm theo.

- Có nhiều người nghiện bia rượu hay thú vui giải trí, vv. Lý do:

+ Do tinh thần yếu dễ bị lôi cuốn theo những điều yêu thích, hoàn toàn không biết cách để chống lại tâm bám chấp của mình.

+ Do tâm yếu nên khó tập trung vào công việc, khi làm việc gì trong thời gian dài sẽ thấy chán và khi chán thì cần có gì đó tiêu khiển, giải trí, để giúp đỡ chán, có thể làm tiếp. Do đó, đã tìm tới những thú vui tiêu khiển, như bia rượu, trò chơi, vv, từ đó tạo thành thói quen, và nghiện các thói quen đó.

Tuy nhiên, nếu có tinh thần vững mạnh thì hoàn toàn có thể tự suy xét và điều phục được tâm bám chấp của mình, không phải nghiện những điều không tốt lành nữa. Khi tâm đủ vững mạnh thì có thể vượt qua các chướng ngại và khó khăn một cách dễ dàng. Nếu tâm yếu, rất dễ bị nhụt chí, thì khó khăn dù nhỏ cũng khiến mình phải dừng lại, không thể tiếp tục. Cho nên, cần phải đặt ra mục tiêu cho mình: không chỉ sống mạnh mẽ và hạnh phúc thôi, mà còn phải rèn luyện cho tinh thần của mình được mạnh mẽ hơn.

- Để có được tinh thần mạnh mẽ, đầu tiên cần đặt ra các nguyên tắc và sau đó buộc mìnhtuân thủ đúng những nguyên tắc đã đặt ra.

- Tâm dần mạnh mẽ hơn theo từng mức độ, mức độ khó nhất là trong bất kỳ khó khăn nào thì tâm vẫn nhất quyết đi theo nguyên tắc đã đặt ra, và không phá vỡ bất kỳ nguyên tắc nào. Thì lúc đó tâm mình đã thực sự rất mạnh mẽ.

- Khi tâm bị yếu, thì dễ bị khuất phục trước khó khăn. Khi gặp khó khăn, trở ngại dù nhỏ cũng không biết cách làm sao có thể vượt qua, dẫn đến tìm cách trốn thoát khỏi khó khăn đó hoặc phớt lờ. Tuy nhiên, trốn tránh hay phớt lờ thì khó khăn vẫn còn ở đó, chưa giải quyết được.

- Nhìn lại cuộc đời Đức Phật, khi thấy người già, người bệnh, người chết, thì Đức Phật đã quyết tâm đi tìm cách để thoát khỏi đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Đức Phật không chùn bước trước khó khăn mà Ngài gặp phải, Ngài đã tìm nguyên nhân của đau khổ đó, rồi tìm cách để có thể loại trừ được đau khổ như thế!

- Nếu đặt bản thân mình trong hoàn cảnh của Đức Phật thì mình làm gì? Mình có đủ dũng cảm để đi tìm nguyên nhân của sinh lão bệnh tử và tìm ra được phương pháp loại trừ khổ đau đó không? Hay lúc đó mình sẽ phớt lờ, ai rồi cũng sẽ chết, mình không cần làm gì. Trên thế giới này, những người gặt hái được thành công hay những điều tốt đẹp, thì những việc tốt đẹp đó đều xuất phát từ đau khổ, vượt qua chướng ngại mới có được điều tốt đẹp sau đó. Đức Phật cũng vậy, giác ngộ của Ngài là kết quả của rất nhiều thời gian mà Ngài đã cực khổ đi tìm ra con đường giác ngộ, điển hình là 6 năm tu khổ hạnh, sau đó mới giác ngộ được chân lý.