04-08-2024
Lamrim 2024
Download MP3

Chủ đề: CÁC NGHI LỄ CHUẨN BỊ (tt)

NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ

* Các nghi lễ chuẩn bị (tt)

Trong một buổi học hay một thời thực hành pháp có hai điều quan trọng, điều thứ nhất là phần chánh hành và phần chuẩn bị với phần kết thúc, điều quan trọng thứ hai là học và hành pháp.

Phần chuẩn bị ở đầu và cuối quan trọng là khi bắt đầu cần có động cơ đúng đắn vì động cơ đúng đắn đó giúp cho phần giữa, phần chính có sự xuyên suốt, có được kết quả tốt. Để điều chỉnh được động cơ của mình thì động cơ thật sự là một động cơ tốt, kết quả gặt hái mới tốt. Có rất nhiều loại động cơ tốt mà động cơ phát khởi tốt nhất là làm lợi lạc cho nhiều người khác. Nếu học pháp với mong muốn chỉ làm lợi và giúp tiêu trừ một số chướng ngại của bản thân thôi thì động cơ đó tốt nhưng chưa phải là tốt lắm. Động cơ tốt hơn là động cơ rộng lớn mong muốn học pháp xong ít nhất sẽ giúp cho bản thân tốt, giúp cho người thân được tốt và có thể tốt hơn nữa là mang đến lợi lạc cho người khác, với động cơ tốt nhất như vậy thì kết quả gặt hái từ việc nghe pháp, thực hành pháp sẽ mang lại kết quả thực sự tốt đẹp.

Nói chung, khi học và thực hành Phật pháp nên có quy y Tam Bảo, quy y Tam Bảo nghĩa là phát tâm nương tựa vào Phật - Pháp - Tăng, khi đó tất cả mọi niềm tin và thực hành sẽ trở thành thực hành Phật pháp. Hơn nữa, nếu thực hành đại thừa như là phần chúng ta đang học là giáo pháp của Phật giáo đại thừa thì phát Tâm Bồ Đề là mong muốn những điều được học sẽ làm lợi lạc cho nhiều người khác.

Trong thế kỉ 21 này, mọi người đều bận rộn nhiều công việc của gia đình, của xã hội,... cho nên thời gian tập trung nghe pháp và thực hành pháp thực sự sẽ không nhiều, trong khoảng thời gian thu xếp được để dành cho việc thực hành pháp trong khoảng thời gian đó phát được động cơ tốt , thực hành quy y Tam Bảo và phát tâm rộng lớn như vậy thì kết quả đem lại rất tốt.

Khi đọc bài quy y, trong bài quy y nhờ những phước lành, nhờ những công đức như bố thí,… tích tập được khi nghe pháp khởi tâm mong muốn công đức đó làm lợi lạc cho tất cả mọi chúng sinh.

Văn bản “Giải thoát trong lòng tay” là một văn bản hướng dẫn thực hành Lamrim, học thực hành Lamrim cần biết nguồn gốc của Lamrim. Phần đầu giới thiệu về hệ thống của Lamrim và tính vĩ đại của tác giả - ngài Atisa. Sau đó phát sinh tính tâm đối với Lamrim thì đề cập đến bốn tính vĩ đại và ba đặc điểm của Lamrim. Để học Lamrim đúng cách người giảng pháp phải giảng như thế nào? người nghe pháp phải nghe như thế nào? Khi đã hiểu cách học Lamrim rồi thì phần chính người học Lamrim, người nghe pháp phải áp dụng và phải thực hành giáo pháp như thế nào? Chúng ta đang ở phần chính của Lamrim học về thiền quán và phần thực hành chính trong Lamrim. Để có thể thực hành đúng theo Lamrim đầu tiên cần có một vị thầy có đầy đủ các phẩm chất từ đó học hỏi các điểm ý nghĩa trong Lamrim và thực hành ý nghĩa đó như thế nào?

Để có một thời thiền tốt thì trước phần chính đã học sáu nghi lễ chuẩn bị, hôm trước đã học năm nghi lễ chuẩn bị rồi nay học tiếp nghi lễ chuẩn bị thứ sáu. Trước khi hướng dẫn phần thứ sáu thầy nhắc lại các phần trước để có được suy nghĩ trọn vẹn trong một buổi học.

- Nghi lễ chuẩn bị đầu tiên : quét dọn, bày trí bàn thờ.

- Nghi lễ chuẩn bị thứ hai: bày biện các món cúng dường cho phù hợp để bày tỏ niềm tin lòng kính trọng đối với Tam Bảo.

- Nghi lễ chuẩn bị thứ ba: tư thế ngồi quy y: chuẩn bị tư thế ngồi thoải mái, đúng cách để có thể thiền quán sau đó phát tâm quy y và nương tựa đối tượng quy y. Đối tượng quy y như thế nào để phát được tín tâm thật vững mạnh.

- Nghi lễ chuẩn bị thứ tư: nghĩ đến Ruộng Phước, nghĩ sâu rộng về đối tượng quy y là tất cả Phật và Bồ Tát trên Ruộng Phước.

- Nghi lễ chuẩn bị thứ năm: Tích lũy công đức, tịnh hóa ác nghiệp, đó là phần chuẩn bị chu đáo để phần sau ít chướng ngại, kết quả được viên mãn. Bước thứ năm này sẽ là lời cầu nguyện bảy phần tích lũy công đức, tịnh hóa tất cả mọi ác nghiệp.

Bước thứ tư nghĩ đến Ruộng Phước; bước thứ năm thực hành bảy lời cầu nguyện với chức năng tích lũy công đức, tịnh hóa tất cả ác nghiệp trước sự chứng minh của Ruộng Phước; bước thứ sáu những phần cầu nguyện đặc biệt đó chính là hòa tan Ruộng Phước. Hòa tan Ruộng Phước vào bản thân để giữ lại tất cả mọi công đức và công đức càng ngày càng tăng trưởng, đó là mục đích chính của nghi lễ thứ sáu. Bước thứ sáu hòa tan Ruộng Phước vào bản thân là để giữ sự gia trì của Ruộng Phước và có sự cầu nguyện đặc biệt hơn. Các cầu nguyện đặc biệt là mong muốn giáo pháp được thấm nhuần vào trong tâm thức của bản thân khiến cho những phẩm hạnh về sự hiểu biết thứ nhất, sự hiểu biết về giáo pháp được trọn vẹn và đúng đắn; thứ hai nhờ sự hiểu biết đó được tăng trưởng phẩm hạnh theo đúng như là lời của giáo pháp. Những phẩm hạnh theo đúng như lời của giáo pháp như quán tưởng Ruộng phước ở phía trước, bên trái là dòng truyền thừa hành vi quảng đại, bên phải là dòng truyền thừa trí tuệ thâm sâu, ở sau lưng của tổ Tsongkhapa có dòng truyền thừa gia trì, trước mặt thì có tất cả mọi thứ bậc ở giáo pháp tương ứng với các cấp bậc đã học ở trên Ruộng Phước. Mong muốn tất cả mọi điểm giáo pháp đúng đắn đều sinh khởi, đều tăng trưởng trong nhận thức của bản thân, đó là mục đích của bước thứ sáu của phần nghi lễ chuẩn bị.

Hình nhìn thấy là Ruộng Phước của dòng truyền thừa Lamrim, hôm trước Ruộng Phước Rinpoche hướng dẫn là Ruộng Phước của phần cúng dường Đạo sư, Ruộng Phước có đầy đủ, khi thực hành Rinpoche có hướng dẫn tốt hơn, thầy hướng dẫn trên hình này thì cũng không có gì khác biệt lắm. Ruộng phước khi học phần giữa là ngài tổ Tsongkhapa, giữa tim là đức Phật Thích Ca, giữa tim là Đức Phật Thích Ca có đức Phật Kim Cang Trì, phần bên tay trái là dòng truyền thừa Hành Vi Quảng Đại, bên tay phải là dòng truyền thừa Trí Tuệ Thâm Sâu, sau lưng là tất cả các vị tổ sư dòng truyền thừa Gia Trì Thực Hành, phía trước là tất cả các vị Phật, Bồ Tát, các vị Thanh Văn, A La Hán,… và các vị Bổn tôn như ngài Quan Âm, Phật A DI Đà, Bạch Độ Mẫu, Lục Độ Mẫu,... tất cả các vị Bổn tôn trong thực hành Kim Cang Thừa đều có mặt ở trên Ruộng Phước ở phần phía trước. Khi thiền quán như thế chủ yếu thể hiện trước mặt mọi nơi quy y, tất cả mọi vị Phật, Bồ Tát, Bổn tôn có đủ tất cả các phẩm hạnh, xứng đáng là nơi nương tựa quy y, có nghĩa là xứng đáng là nơi cứu thoát bản thân tất cả mọi khổ đau, sợ hãi. Đừng nên nghĩ rằng phía trước mặt có một bức tranh hai chiều giống như một bức tranh Ruộng Phước như thế mà nghĩ rằng trước mặt mình là cả một không gian ba chiều và mỗi một vị như thế ngồi giống như người thật, ngồi có chia thành phân tầng lớp, làm như thế tính sinh động khi thiền quán hình ảnh sẽ rõ ràng hơn, mang nhiều trải nghiệm, nhiều niềm tin. Sách “Giải thoát trong lòng tay” quyển số 1 trang 356 có bài văn khẩn cầu Bổn Sư

Hỡi Bổn sư tôn quý của con, xin hãy an vị

Trên tòa sen và nguyệt luân trên đỉnh đầu con.

Xin thương xót con vì lòng bi mẫn.

Cho con thành tựu về thân lời ý.”

Phần này nghĩ đến vị Đạo Sư ở chính giữa Ruộng Phước, sau đó khẩn cầu hệ phái Hành Vi Quảng Đại bên tay trái.

Đấng Đạo Sư, Thế tôn của chúng con - bậc cứu thế vô song.

Di Lặc đấng vô địch - vị nhiếp chính của đấng Chiến Thắng.

….

Sẽ khẩn cầu và khiến dễ quán tưởng, dễ nghĩ đến những vị tổ sư ở trong hệ phái Hành Vi Quảng Đại, Sau đó khẩn cầu hệ phái Tri Kiến Sâu Xa.

Đây là bài văn khẩu cầu giúp nghĩ đến từng vị, từng vị trên Ruộng Phước để dễ quán tưởng Ruộng Phước.

Sau khi khẩn cầu hai hệ phái Hành Vi Quảng Đại và Tri Kiến Sâu Xa thì phần phía dưới trang 359 sách “Giải thoát trong lòng tay” quyển số 1 khẩn cầu hệ phái Truyền Thống Lamrim, theo như lịch sử tất cả các vị tổ sư rất nổi tiếng ở Ấn Độ truyền sang đến hệ phái Lamrim truyền đến tổ Atisa và đến đệ tử ngài Atisa là ngài Dromtonpa lúc đó mang tất cả mọi giáo pháp phật pháp rất là chính thống, rất là đúng đắn truyền sang Tây Tạng, khi đó truyền thừa như thế được thể hiện rõ ràng trên Ruộng Phước, đó là khẩn cầu hệ phái Truyền thống Lamrim để mình nhớ đến các vị tổ sư Truyền thống Kadampa là tiền thân trước là tiền thân trước khi mà có truyền thống Gelug thì cũng có truyền thống Kadampa. Khi thỉnh cầu tất cả các vị Phật, Bồ Tát, các vị tổ sư trên truyền thừa cùng hiện diện ở trên Ruộng Phước như thế với mục đích là mong muốn có được sự gia trì của cả dòng truyền thừa từ Phật đi xuống, sự gia trì đó giúp thông hiểu được giáo pháp, thực hành giáo pháp, nhờ thực hành giáo pháp diệt trừ được phiền não và khổ đau chứ mục đích không phải là thỉnh cầu cả Ruộng Phước, cả dòng truyền thừa để mong bây giờ có bao nhiêu đau khổ mong làm cho hết khổ, làm cho được vui sướng, hạnh phúc ngay. Nếu thỉnh cầu Ruộng Phước nhờ Ruộng Phước khiến cho hết khổ được vui sướng ngay thì cũng giống như một người đang thờ các vị thần thế gian cầu xin ban phát các điều tốt đẹp, đẩy lùi tất cả đau khổ việc đó không đúng với tinh thần thực hành đạo Phật, vì vậy thỉnh cầu Ruộng Phước theo đúng tinh thần thực hành Phật pháp. Nếu thỉnh cầu Ruộng Phước với một mục đích đúng đắn là mong muốn tất cả mọi điều học được từ Lamrim có thể có được các tri thức và hiểu đúng đắn về các tri thức và những tri thức đó giúp phát sinh ra những phẩm hạnh, những đức tính tốt, đức tính chứng đạo, những phẩm hạnh chứng đạo sẽ phát sinh trong tâm thức. Tất cả những điều học trong Lamrim bởi vì Lamrim thực sự là lộ trình thực hành Phật pháp theo đúng lời dạy của đức Phật, mong muốn lộ trình đó cũng dần dần theo thứ tự phát sinh trong tâm thức từ thực hành phạm vi nhỏ đến phạm vi trung bình và phạm vi lớn dần dần ở phía sau Lamrim sẽ được học. Tất cả những phẩm hạnh đó theo thứ tự được đúc kết ở trong bản văn “Nền tảng mọi thiện đức”:

Bậc thầy ân trọng nền tảng mọi thiện đức

Ngôn tự đúng đắn là gốc rễ đường đạo

Xin gia trì cho con thấy rõ

Mọi nỗ lực nương tựa vào thầy với tâm thành kính lớn

Trong bản văn “Nền tảng mọi thiện đức” do ngài Tsongkhapa biên soạn có 14 đoạn kệ đã thu gọn lại tất cả mọi thực hành chính yếu trong Lamrim, nếu có thể thiền quán và phát sinh tâm đó sau đó gợi nhớ toàn bộ nội dung của Lamrim bằng bản văn “Nền tảng mọi thiện đức” đó là một điều rất tốt.

Khi nghĩ đến Ruộng Phước cần phải thiền, thiền có nhiều loại thiền, bây giờ ở Phương Tây đang thịnh hành thiền về tỉnh thức, thiền về tứ niệm xứ. Tuy nhiên nói về đạo Phật nói chung thì thiền chia ra hai loại chính yếu. Đầu tiên khi thiền về Ruộng Phước chỉ cần gợi nhớ hình ảnh tương tự các bức ảnh Ruộng Phước mà mình nhìn, gợi nhớ các hình ảnh tương tự như thế phía trước mình và mình chỉ cần ghi nhớ và gợi nhớ như thế trước miền tâm thức của mình mà thôi. Sau khi thiền Ruộng Phước xong nhớ đến những điểm giáo pháp trong Lamrim đã học theo thứ tự, dựa vào trí nhớ của bản thân dần dần thiền. Phần thực hành nền tảng của Lamrim bắt đầu từ việc nghĩ đến thân người khó được những phần này sẽ học về sau.

Thầy đang hướng dẫn về cách thực hành thiền: ví dụ khi học về thân người khó được, tại sao là thân người khó được, khi có được thân người cần cố gắng thực hành các điểm giáo pháp như thiền quán về vô thường, thiền quán về cái chết, thiền từ bỏ các nghiệp ác, cố gắng tích lũy các nghiệp thiện,... học được bao nhiêu, theo trình tự như thế nào lúc đó dần dần gợi nhớ lại khiến cho tất cả những phẩm hạnh, những trí tuệ đó dần dần phát sinh trong tâm trí, điều này không khó vấn đề cần là nhớ bài, học và hiểu bài để gợi nhớ lại mà thôi. Việc khó ở đây là làm sao để tập trung liên tục trong một ý nghĩa đó mà tâm không hề bị xao lãng, không hề bị mất tập trung chuyện giữ tập trung đó khó. Tóm lại, phần bước thứ sáu trong sáu nghi lễ chuẩn bị thì làm gì, tất cả mọi bước đầu đã nghĩ có Ruộng Phước phía trước mặt một cách rõ ràng rồi thì bước thứ sáu những gì cần làm đó là đã học được bao nhiêu điểm thực hành trong Lamrim thì bây giờ cầu nguyện với Ruộng Phước mong rằng có được sự hiểu biết đúng đắn đúng hệt như lời thầy dạy và đúng theo lời của Phật dạy. Ngoài việc hiểu ra thì cũng mong muốn cho sự thực hành của bản thân được sinh khởi những đức hạnh đúng đắn trong tâm thức, đó là những gì cần cầu nguyện với Ruộng Phước ở bước thứ sáu trong sáu nghi thức chuẩn bị.

* Phần chính thực hành: cần phải hiểu biết và thực hành những gì trong con đường thực hành pháp Phật. Đạo Phật nói đến con đường của mình thì con đường sẽ có nền tảng, đầu tiên nói đến nền tảng của đạo lộ, sách “Giải thoát trong lòng tay” quyển số 1 trang 376.

Nền tảng của đạo lộ chính là bậc thầy hướng dẫn phật pháp cho mình, khi học không chỉ học đại từ hiển giáo như được trình bày trong các kinh hiển giáo mà sẽ có những người có mong muốn sau khi học được hiển giáo được tiếp cận tới mật giáo (Kim cang thừa) và cần những pháp thực hành tinh xảo, rất là phương tiện của Kim cang thừa để nhanh chóng đạt được mục đích nhanh chóng được thành Phật. Để thực hành được cả mật giáo và hiển giáo cần nương tựa một bậc thầy đúng nghĩa. Một bậc thầy đúng nghĩa là một bậc thầy có trí tuệ thông suốt, hiểu biết rõ lời Phật dạy theo đúng hệ thống có trình tự và đặc biệt hơn nữa là có đủ phẩm hạnh đúng lời Phật dạy thì khi đó mới có thể nương tựa và rút tỉa được sự hiểu biết đúng đắn về lời Phật dạy.

Trang 375 sách “Giải thoát trong lòng tay” quyển số 1 bắt đầu ngày thứ 7, có đoạn trích từ ngày tịch thiên trong tác phẩm Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài: “Bạn có thể thoát khỏi biển khổ nhờ thân người như thuyền bè, một con thuyền như vậy khó có trở lại hỡi kẻ đui lần này đừng mê ngủ nữa”, có nghĩa là thân người này rất khó có thể có được, nhờ thân người này giống như chiếc thuyền có thể chở đến bờ giác ngộ, có thể tận dụng được thân người để học, để hiểu Phật pháp sau đó thực hành Phật pháp và sau đó có kết quả thành tựu rốt ráo là được giải thoát, giác ngộ và thoát khỏi mọi phiền não và đau khổ. Ở đây “hỡi kẻ đui lần này đừng mê ngủ nữa” nghĩa là hãy tận dụng con thuyền con người này tìm gặp đến một vị đạo sư chân chính để từ đó nương tựa và học đúng các giáo pháp để có thể đạt được mục đích ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời này. Đó là ý nghĩa của việc cần phải đi tìm vị thầy để học hiểu được cách thực hành làm sao cho đúng, việc học nào cũng cần tìm một người có trí tuệ thông suốt về lĩnh vực đó thì mới học được, tuy nhiên đối với những công việc thế gian ngành công nghệ, kỹ thuật hay những ngành bình thường người đó chỉ cần thông thạo lĩnh vực đó là có thể học được nhưng thực hành pháp thì không giống như vậy, thực hành pháp là cần học để trau dồi phẩm hạnh về đạo đức, về tâm linh cho nên cần tìm một con người có đầy đủ đức hạnh, đầy đủ những phẩm hạnh đúng đắn, nếu một người không đầy đủ những phẩm hạnh đúng đắn nương tựa vào đó thì những đức hạnh của mình không thể nào phát triển thêm. Do đó để học, thực hành pháp cần phải tìm một vị thầy có đầy đủ phẩm hạnh, có trí tuệ hiểu biết về lời Phật dạy là một; thứ hai phải có đức hạnh đầy đủ và không có lệch lạc thì khi đó mới xứng đáng làm điểm nương tựa để thực hành đạo Phật. Để xác định một mối quan hệ thầy trò như thế cần phân tích, quan sát rất rõ vị thầy ở trước mặt để xem vị thầy đó có đầy đủ những phẩm tính xứng đáng để nương tựa và để học hỏi và thực hành Phật pháp hay không, nếu chỉ gặp vị thầy đó nhờ những ấn tượng ban đầu mà nói rằng xin thầy làm vị thầy của con và thầy trả lời thầy sẽ nhận con làm đệ tử như thế mối quan hệ thầy trò chưa xác quyết, chưa xác định được. Xác định ở chỗ từ thâm tâm mình nể phục, tin tưởng vị thầy đó xứng đáng làm nơi cho mình nương tựa và học hỏi và thực hành, khi đó mối quan hệ thầy trò mới được xác định. Ở Ấn Độ và Tây Tạng xưa có rất nhiều câu chuyện về đi tìm thầy học đạo, sự khổ cực của một người đệ tử với tâm mong cầu đúng đắn, đi tìm một vị thầy đúng đắn có khả năng hướng dẫn mọi thứ mình cần để đạt được mục tiêu lớn lao, để có một vị thầy đó không dễ dàng chút nào. Trong thời đại ngày nay có cơ hội để tiếp cận Phật pháp rất hiếm, khi biết đến Phật pháp và tìm được một vị thầy đúng nghĩa cũng rất là hiếm, tìm được một vị thầy đúng nghĩa rồi để làm sao xác định mối quan hệ thầy trò, giữa mình với thầy đó thì cũng là khó. Có mối quan hệ thầy trò rồi làm sao để tận dụng được mối quan hệ đó để học được Phật pháp, thực hành cho đúng Phật pháp lại càng khó hơn nữa. Từng, từng, từng cái khó như vậy gộp với nhau nên cơ hội làm được đúng nguyện vọng như vậy rất là hiếm cho nên nếu có cơ hội rồi cần phải nỗ lực hết mình để có thể tận dụng được cơ hội may mắn đang có này. Khi gặp một vị thầy bề ngoài có vẻ ấn tượng, cử hành những nghi lễ hoành tráng,... lập tức nghĩ rằng đây là một vị thầy cao siêu, tới nhận làm thầy, chạy theo học và làm theo hết thì mối quan hệ thầy trò để thực hành tâm linh không giống như vậy. Phải có óc để quan sát, phải phân tích các phẩm hạnh của vị thầy đó trước khi nhận vị thầy đó làm vị thầy của mình vì đức hạnh tâm linh của mình nó phải nương dựa vào đức hạnh tâm linh của vị thầy để phát triển, mình cần phải rõ ràng trong việc xác định thầy ngay từ lúc ban đầu. cách thực hành pháp trong thời đại này so với thời đại ngày xưa (từ nhiều thế kỷ trước) không giống nhau. Thời xưa khi điều kiện học hành ít, khi đó những vị thầy hiểu biết được kinh điển rất khan hiếm việc thực hành của người xưa chủ yếu dựa vào niềm tin, đi theo niềm tin của mình để thực hành là chính yếu. Thời đại ngày nay rất khác con người có được sự giáo dục, có được trí tuệ rất là nhiều, có được giáo dục tốt, học cao và có khả năng đọc kinh sách, thời đại này kinh sách được lan truyền rất nhiều, hoàn toàn có cơ hội dễ dàng tiếp cận với kinh điển nên cần phải học, hiểu và thực hành cho đúng nghĩa chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào niềm tin, đây là cách thực hành mà thời đại ngày nay cần phải áp dụng. Nếu nói mình thực hành Phật pháp mà Phật pháp là gì, cần thực hành những gì mình cũng không biết thì việc nói thực hành Phật pháp chỉ là câu nói qua miệng mà thôi chứ thật ra chưa thực hành đúng tinh thần Phật pháp, nếu nói thực hành Phật pháp thì phải hiểu Phật pháp như thế nào thì thực hành mới đúng được. Mình nói mình là phật tử nhưng mà đạo Phật như thế nào, lời Phật dạy như thế nào cũng không biết và cũng không chịu làm gì hết trong khi bay giờ những nhà khoa học họ đang tìm đến đạo Phật, họ nghiên cứu và thấy rằng trong đạo phật chỉ những phương pháp để có thể thiền định để có thể thay đổi, sữa chữa được các suy nghĩ của tâm thức và làm sao có thể để mang đến lợi lạc, niềm vui trong tâm thức, người phương tây họ đang tìm hiểu điều đó rất nhiều, trong khi mình nói mình là phật tử mình không chịu học và thực hành, người phương tây họ không phải là phật tử họ lại học và tìm hiểu nhiều hơn mình. Phật pháp bên cạnh những nghi lễ cò có phần cốt tủy, phần tinh túy nhất đó là hướng dẫn thực hành đúng pháp như là Lamrim, có thể thực hành để thay đổi tư duy, đó là tinh túy của Phật pháp có thể nương tựa vào và nên thực hành theo.

Với những mục đích mong muốn học, hiểu đúng được Phật pháp cần phải biết rằng tìm một vị thầy có hiểu biết tinh thông mới có thể học được đúng, nếu không có một vị thầy tinh thông như thế thì khó có thể nào hiểu đúng được Phật pháp nên cần phải nương tựa một vị thầy, việc nương tựa một vị thầy có bốn điểm cần phải khai thác - trang 377 sách “Giải thoát trong lòng tay” quyển số 1.

- Thứ nhất: lợi ích của nương tựa một vị thầy.

- Thứ hai: những tai hại do không nương tựa một vị thầy.

- Thứ ba: tận tụy với thầy trong ý nghĩ, nghĩa là phát tâm nghĩ đến thầy như thế nào.

- Thứ tư: tận tụy với thầy trong hành vi, nương tựa và tận tụy với thầy mình có hành động nào, ứng xử giữa mối quan hệ thầy trò đó.

Trên thế gian này học ngành nghề gì cũng cần có một người thấy tốt, học vẽ tranh có một thầy dạy vẽ xuất sắc thì vẽ được những bức tranh rất đẹp, rất toàn diện, làm nghề gì, học kỹ thuật gì cũng cần một người rất là giỏi, giàu kinh nghiệm chỉ dạy cho, cũng như vậy nếu không nương tựa vào một vị thầy xuất sắc như thế thì kết quả công việc làm ra, hiểu biết đối với công việc đó không được trọn vẹn. Nếu có cơ hội nương tựa vào một vị thầy đúng đắn thì học hiểu đúng và thực hành có kết quả vượt trội, nếu không nương tựa vào một vị thầy đúng đắn thì có thể sẽ không hiểu được pháp, không hiểu được pháp sẽ không thể thực hành để thành tựu được, nhưng thời gian trôi lăn trong vòng luân hồi này từ đời này qua đời khác mà không nương tựa vào một vị thầy nào cả thì có thực hành pháp cũng không ra kết quả gì. Nhưng nếu có một vị thầy chân chính một lúc nương tựa thôi mình thực hành đúng mình có được kết quả rất vượt trội, có thể lớn lao hơn nhiều kiếp trôi lăn khi mà không có ai hướng dẫn. Đối với một người bình thường khi chưa có hiểu nhiều về Phật pháp, thực hành Phật pháp chưa tiến bộ gì nhiều, nói đến tâm kính trọng bậc thầy nương tựa, phải nương tựa bậc thầy thì chỉ nghĩ là kính trọng người đó thôi là đủ rồi nhưng thật ra để có lòng thành kính sâu sắc, nương tựa đúng nghĩa thì dần dần sẽ được học sau. Phần thiền về vô thường, thiền về cái chết như thế nào, trải qua dần dần từng điểm thực hành để đạt được kết quả mong muốn đối với việc thực hành đạo Phật cần phải hiểu như thế nào, thực hành như thế nào, học hết rồi mới thấy được giá trị cần phải nương tựa tinh thần ở một vị thầy thật sự đúng nghĩa dần dần trải qua bài học sẽ hiểu rõ hơn việc nương tựa một vị thầy có ý nghĩa như thế nào.

Phần kết thúc sẽ hối hướng tất cả mọi công đức tốt đẹp có được từ buổi học ngày hôm nay để làm lợi lạc cho bản thân và tất cả mọi chúng sinh. Hồi hướng công đức cho những nơi có những chúng sinh đau khổ sẽ hết đau khổ, những ai chịu khổ vì hạn hạn sẽ hết hạn hán, những ai chịu khổ vì lũ lụt sẽ hết lũ lụt, những nơi nào có chiến tranh bị đói khổ sẽ hết chiến tranh, hết đói khổ, hồi hướng tất cả mọi công đức của mình để cho tất cả mọi đau khổ trên thế gian đều được vắng bóng.