17-04-2024
Lamrim 2023
Download MP3

Tóm tắt bài giảng - Ngày 13 - Điều làm cho nghiệp nặng nhẹ khác nhau

Lần trước Thầy đã hướng dẫn về 10 ác nghiệp qua 3 đường thân khẩu ý, bây giờ Thầy sẽ hướng dẫn mình cách chúng ta tịnh hóa ác nghiệp.

Khi nói đến tịnh hóa ác nghiệp thì chúng ta cần phải sử dụng 4 năng lực, tạo ác nghiệp có lúc là cố ý tạo nghiệp, có lúc vô tình tạo nghiệp. Tình huống được đặt ra là nếu phát hiện ra mình đã tạo ác nghiệp thì tịnh hóa ác nghiệp đó bằng cách nào và khi nói đến tịnh hóa ác nghiệp thì chúng ta cần phải nương vào 4 năng lực.

Trong 4 năng lực mà chúng ta cần phải nương tựa để tịnh hóa ác nghiệp:

Bước thứ nhất: cần nương tựa vào Ruộng phước, đối tượng hướng tâm sám hối chính là ruông phước, cho nên ở bước thứ nhất cần phải quán tưởng Ruộng Phước.

Bước thứ 2: nương tựa vào năng lực của cái tâm hối cải, chúng ta nhất thiết phải làm phát sinh cái tâm hối hận, cái tâm hối cải trong tâm về những ác nghiệp đã phạm phải. Ở bước này điều quan trọng là cần phải hồi tưởng lại tất cả những hành vi sai trái mà bản thân đã phạm phải trong quá khứ và khi nhớ lại được những hành vi sai trái đó thì chúng ta cần phải sinh lòng hối hận về những hành vi đó và từ đó mà sửa đổi.

Chỉ khi nà

o chúng ta nhận ra được những lỗi lầm trong quá khứ của mình thì lúc đó tiến trình tịnh hóa ác nghiệp mới thật sự diễn ra

,

nếu trong tâm mình không thực thụ nhận ra được lỗi lầm của chính mình thì tiến trình tịnh hóa không thể nào diễn ra được, cho nên bài tập thiền quán tuần này chủ yếu là chúng ta phải nhìn lại bản thân, nhìn lại những hành vi của mình trong quá khứ, để xem mình đã phạm vào phải những lỗi lầm nào, nếu chúng ta không nhìn lại bản thân và cứ nghĩ rằng mình chưa hề làm gì sai thì quá trình chuyển đổi tâm, cũng như là tịnh hóa ác nghiệp sẽ không thể nào diễn ra được.

Điểm lưu ý, ở bước thứ 2 nghĩ về những cái lỗi lầm trong quá khứ và sinh lòng hối cải. Lúc này quán Ruộng Phước ở trước mặt mình, nghĩ đến những lỗi lầm của bản thân và sinh lòng sám hối tất cả những lỗi lầm đó với Ruộng Phước và khẩn cầu Ruộng Phước ban cho mình cái sức mạnh để vượt qua được tất cả những ác nghiệp đó và không tái phạm trong tương lai.

Ở bước thứ 3, nương tựa vào năng lưc thứ 3 tức là năng lưc của việc áp dụng pháp đối trị, pháp đối trị ở đây là để đối trị lại ác nghiệp mình đã tạo ra, có thể là tụng một thời kinh, tụng một bản kinh hoặc tụng một câu thần chú..

Và ở bước thứ 3 khi mình nương tựa vào năng lực pháp đối trị tức là tụng kinh hoặc là trì chú, khi mà mình tụng xong bản kinh hoặc là trì tụng xong câu thần chú rồi thì quán tưởng rằng có hào quang màu trắng và màu vàng phóng ra từ ruộng phước tiến đến hòa tan vào cơ thể của mình và tất cả của chúng sinh và cái ánh hào quang đó khi hòa tan vào thân của tất cả chúng sinh thì tịnh hóa ác nghiệp của tất cả chúng sinh và ở bước quán tưởng này chúng ta quán tưởng hào quang màu vàng hoặc màu trắng đến hòa tan vào cơ thể của tất cả chúng sinh và tịnh hóa hết ác nghiệp của họ.Và đặc biệt, cần phải chú tâm đến việc quán tưởng ra những người mà mình thường ngày mình rất là ghét, quán tưởng có hào quang tiến đến hòa nhập vào cơ thể của họ, tịnh hóa ác nghiệp của họ. Nếu có nuôi thú cưng những con chó hoặc con mèo thì mình cần hiểu rằng những con thú đó nó phải sinh làm con chó, con mèo là bởi vì những cái ác nghiệp trong quá khứ của nó, nếu chúng ta thực sự thương yêu những con thú đó thì trách nhiệm của mình là giúp cho những con thú đó không sinh làm loài thú một lần nữa ở trong tương lai mà phải được tái sinh vào những cõi cao hơn và để giúp những con thú đó làm được chuyện đó chúng ta phải quán tưởng đến chúng và y hệt như trong quá trình vừa rồi và quán tưởng có hào quang phóng đến cơ thể của chúng và hòa nhập vào cơ thể của chúng và tịnh hóa hết ác nghiệp cho những con thú cưng đó, cầu nguyện rằng ánh hào quang đó khi hòa nhập vào thân chúng sẽ tịnh hóa hết ác nghiệp trong quá khứ của những con thú đó

Sang bước thứ 4 mình nương tựa vào năng lực thứ 4 đó là năng lực của lòng quyết tâm không tái phạm lại cái hành vi sai trái đó.

Khi mình tiến hành tịnh hóa ác nghiệp thì ở tầng mức thứ nhất là chúng ta nương tựa vào 4 năng lực để tịnh hóa ác nghiệp cho bản thân mình và sau đó mình phải nghĩ ở bước tiếp theo là mình áp dụng tiến trình đó để tịnh hóa ác nghiệp của tất cả chúng sinh, cho nên trong thực hành tịnh hóa ác nghiệp của mình, chúng ta cần phải nghĩ đến viêc mình đồng thời tịnh hóa tất cả ác nghiệp cho tất cả các chúng sinh và mình có một cái động cơ là tâm bồ đề như vậy, muốn tịnh hóa ác nghiệp cho tất cả chúng sinh thì khi mà mình phát được cái động cơ đó thì mình bắt đầu trì tụng một bản kinh hoặc là câu thần chú và khi mình tụng kinh hoặc là trì chú, cho dù mình tiến hành trong 1 phút thôi, chúng ta cần phải tập trung hoàn toàn vào cái đúng 1 phút vào tụng kinh đó, nếu chúng ta tụng kinh, trì chú 10 phút hoặc lâu hơn mà tâm chúng ta bị phân tán không có tập trung thì cũng không có được gì hết.