TÓM TẮT BÀI GIẢNG LAMRIM 2023, TUẦN 18, NGÀY 05/7/2023.
Ngày thứ 7
CHỦ ĐỀ: PHỤNG SỰ ĐẠO SƯ
Thiết lập mối quan hệ thầy trò và giữ gìn mối quan hệ thầy trò đúng với chánh pháp:
- Thiết lập và gìn giữ liên hệ thầy trò là điểm vô cùng quan trọng và cũng là điểm rất là phức tạp trong thực hành đạo Phật bởi vì tất cả việc thực hành trong đạo Phật đều đặt nền tảng vào việc nương tựa vào một vị đạo sư. Có hai điểm quan trọng để để chúng ta bắt đầu thực hành nương tựa và phụng sự đạo sư:
+ Bước thứ nhất: phải học giáo pháp để hiểu xem một vị đạo sư Đại thừa chân chính cần có 10 phẩm tính, phẩm hạnh, phẩm chất nào.
+ Bước thứ hai: quan sát xem vị thầy có đủ đầy đủ những phẩm tính, phẩm hạnh, phẩm chất đã học đó hay không.
++ Nếu nương tựa vị thầy một cách mù quáng, không học hỏi và phân tích thì sẽ gặp những tình huống rất khó giải quyết sau này. Vì khi phát hiện ra vị ấy không đầy đủ những phẩm tính của một vị thầy Đại thừa có nhiệm vụ dẫn dắt đệ tử đi đến giác ngộ như được nói trong kinh sách thì làm sao vị ấy có thể dẫn dắt học trò đến được giác ngộ được.
++ Để tìm ra được một vị thầy chân chính thì trước hết bản thân mình phải trở thành một người học trò chân chính, một học trò chân thật. Nếu là một người tu học giả dối chắc chắn mình sẽ gặp phải một vị thầy giả dối. Người học trò có động cơ, có tâm chân thật sẽ không có chỗ cho những vị thầy giả dối.
● Một vị đạo sư Đại thừa có các phẩm chất sau:
- Phẩm chất thứ nhất: Nghiêm trì giới luật, giữ giới vô cùng nghiêm ngặt;
- Phẩm thất thứ hai: có định lực rất là vững chắc.
- Phẩm chất thứ ba: có đầy đủ trí tuệ;
=> Đó là ba phẩm chất đầu tiên mà một vị thầy Đại thừa phải có để có thể tu hành đạt đến phật quả.
- Phẩm chất thứ tư: kiến thức về phật pháp của người thầy phải thông tuệ hơn học trò.
- Phẩm tính thứ năm: phải thông suốt hiểu rõ và và trình bày chính xác những giáo lý đang trình bày được bắt nguồn từ điểm nào trong kinh sách, trong quyển kinh nào, do Đức phật dạy hay do một vị đạo sư trong truyền thống Nalanda hướng dẫn.
++ Nếu không có thể đưa ra trích dẫn chính xác về điểm giáo lý vị thầy đang nói thì điểm giáo lý đó có thể là quan điểm riêng của vị thầy, quan điểm riêng ấy không thể trở thành Phật Pháp. Cần phải phân biệt giữa quan điểm cá nhân, kiến thức khoa học và Phật Pháp. Đối với khoa học. Một vấn đề nào đó được trở thành kiến thức khoa học, một tuyên bố nào đó được trở thành kiến thức khoa học khi tuyên bố đó có bằng chứng, có dẫn chứng thông qua thí nghiệm để chứng minh rằng tuyên bố đó đúng với thực tại, nếu không có dẫn chứng thông qua thực nghiệm thì một tuyên bố nào đó chỉ là quan điểm cá nhân thôi không phải là khoa học.
++ Để một quan điểm nào đó trở thành giáo lý trong đạo Phật thì nhất định phải được trích dẫn một từ một trong hai nguồn: từ chính lời dạy của Đức Phật hoặc từ các bản luận của các đạo sư thuộc Truyền thừa Nalanda. Nếu không có trích dẫn như thế và cũng không có bằng chứng thì những tuyên bố đó chỉ là quan điểm cá nhân.
- Phẩm chất thứ sáu: có lòng từ bi đối với học trò và ở chiều hướng ngược lại thì học trò phải hiểu ý của thầy mình. Ở đây học trò hiểu ý thầy có nghĩa là trong một số tình huống nhất định thì mình phải hiểu được thầy mình quyết định thế nào.
** Mục tiêu của thầy dẫn dắt là đạo tràng trong một chương trình học kéo dài 6 năm, sau 6 năm này chúng ta sẽ trở thành một phần của Tăng bảo. Không nhất thiết phải xuất gia, mặc áo tu mới trở thành một phần của Tăng bảo, chỉ cần hiểu đúng pháp và thực hành đúng pháp đã là một phần của Tăng bảo, một số học trò nếu có phát nguyện lớn thì có thể trở thành một vị Bồ Tát.