-
A-xà-thế đã chứng được tánh không thì sao ông ấy lại giết vua cha để đoạt ngôi báu?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
A-xà-thế giết vua cha trước khi chứng ngộ tánh không. Ông ấy ngộ tánh không sau khi giết cha mình. Một điều may mắn là A-xà-thế đã gặp được Đức Phật. Điều tốt thứ hai là A-xà-thế có đủ thiện nghiệp để chứng ngộ tánh không. Điều tốt thứ ba là sau khi giết cha, A-xà-thế đã vô cùng ăn năn hối lỗi về tội ác của mình. Nhờ ba điều kiện này mà ông ấy có thể chứng ngộ tánh không sau khi đã giết cha mình.
-
Duyên khởi là gì?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Duyên khởi có nghĩa là tồn tại phụ thuộc vào các yếu tố khác. Bởi tất cả mọi thứ đều có mối liên hệ đến các yếu tố khác, chính vì vậy tất cả mọi thứ đều do duyên khởi, hoặc duyên sinh.
-
Tánh không là không có gì hết, vậy tại sao duyên khởi là tánh không?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Câu hỏi rất sắc bén. Để giải thích vấn đề này, trước hết bạn phải nhìn vào hai điểm. Khi đạo Phật nói về tánh không, tánh không không có nghĩa là hoàn toàn không hiện hữu. Tánh không có nghĩa là sự vật hiện tượng vẫn tồn tại, nhưng chúng không tồn tại theo cách chúng ta nhìn nhận. Chúng không tồn tại theo cách chúng ta thấy hoặc theo cách chúng ta nghe. Sự tồn tại của mỗi sự vật hiện tượng phụ thuộc vào các sự vật hiện tượng khác.
-
Xin ngài giải thích thêm câu này giúp con với ạ: Khi Đức Phật nói về tánh không, Ngài chỉ ra bản chất của sự vật hiện tượng chứ Đức Phật không nói về khái niệm thời gian khi đề cập đến sự tương đối.
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Có một điều thú vị là sau khi Đức Phật nhập diệt, trường phái Na-lan-đà (Nalanda) bắt đầu được khởi xướng. Trường phái Na-lan-đà chia thành nhiều tông phái khác nhau, và bốn trường phái tư tưởng chính trong Phật giáo khởi nguồn từ Na-lan-đà. Trong bốn tông phái này, phái Trung quán Ứng thành giải thích sự luân chuyển của thời gian khá tương đồng với những gì Einstein đã đề cập trong thuyết tương đối.
-
Xin hỏi thầy làm thế nào để thực hành tánh không?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Tôi sẽ trả lời sau. Phần này sẽ đến ở các chương sau của quyển Giải Thoát Trong Lòng Tay.
-
Ứng dụng của Bát nhã trong đời sống hằng ngày. Thứ nhất là để điều chỉnh nhận thức. Thứ hai là để chuyển hóa tam độc tham, sân, si
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Trước tiên, tôi sẽ nói về tam độc. Tam độc đến từ việc suy nghĩ cho bản ngã của mình. Khi quý vị chấm dứt mọi suy nghĩ về bản ngã, không còn nảy sinh câu hỏi nào về tam độc. Tham, sân, si đều đến từ suy nghĩ về bản ngã. Trong tam độc, gốc rễ chính là si––vô minh. Từ vô minh làm phát sinh hai độc kia. Vô minh giống như bóng tối. Làm sao chúng ta có thể xua tan bóng tối? Chúng ta không thể đẩy bóng tối đi. Khi nhìn vào một căn phòng tối, làm thế nào để chúng ta xua tan bóng tối? Rất đơn giản, phải thắp đèn. Khi có ánh sáng thì bóng tối sẽ được xua tan. Vô minh chính là bóng tối. Để xua tan đi bóng tối, chúng ta cần đèn, ánh sáng từ trí tuệ. Với ánh sáng trí tuệ, chúng ta có thể xua tan bóng tối vô minh. Khi có thể loại trừ vô minh thì tham, sân và các ác niệm khác cũng sẽ được tiêu trừ.
-
Tại sao ngài Xá Lợi Phất (Sariputra) hỏi ngài Quán Thế Âm mà không hỏi ngài Văn Thù hay Phật Thích Ca hay một vị Phật khác?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Trước tiên tôi sẽ nói một điều. Một nguyên nhân có thể là ngài Xá Lợi Phật không thể đứng yên mà không hỏi. Trong tình huống này, quý vị cần hiểu hai điều. Thứ nhất, trong tất cả đệ tử của Phật, Xá Lợi Phất là vị có trí tuệ sắc bén nhất. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của trí tuệ. Do đó, Ngài đã đặt câu hỏi. Đặc biệt, khi đối đáp với ngài Quán Thế Âm thì người đối đáp phải cực kỳ tinh xảo, có trí tuệ sắc bén; các vị khác đều không thể sánh bằng ngài Xá Lợi Phất. Thứ hai, ngài Quan Thế Âm được xem là vị Phật từ bi. Do đó, trong đạo Phật có hai điểm chính nổi bật là trí tuệ và từ bi. Điểm thứ ba là ngài Xá Lợi Phất đã thấu hiểu lời Phật dạy rất sâu sắc; do đó, Ngài có thể nêu ra những câu hỏi thâm sâu.
-
Về bài tập thầy cho, thầy yêu cầu tìm cái tôi của mình ở đâu bằng cách quán tất cả tư tưởng của mình. Đó có phải là nghĩ xem lý do sự bám chấp của mình là gì hay là phải tìm. Con không rõ phương pháp tìm cái tôi của mình ở đâu, xin Ngài hướng dẫn lại? Khi để tâm trống vắng thì bị ngạt thở. Đây là hiện tượng gì?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Quá trình tìm cái tôi chỉ là thực hành thiền. Khi để tâm trống vắng lại cảm giác ngạt thở có nghĩa là quý vị không thể giữ tâm mình trống vắng. Lý do là khi quý vị nghĩ rằng mình đang để tâm trống vắng, quý vị vẫn đang tập trung vào hơi thở. Khi nhắm mắt lại mà không thể giữ tâm trống vắng thì hãy mở mắt và cố gắng giữ tâm trống vắng khi mắt đang mở.
-
Xin phép thầy cho con đặt câu hỏi. Nam mô A-Di-Đà-Phật. Muốn nhận quán đảnh từ một vị thầy, phải thực hành tánh không. Vậy thực hành tánh không là như thế nào?
Tánh không & Bát Nhã Tâm Kinh
Cô có đến dự buổi giảng Bát Nhã Tâm Kinh của tôi không? Tôi sẽ cho cô hai câu trả lời.
Đầu tiên, thực hành tánh không như thế nào, đó là www.dipkar.com. Câu trả lời này tiết kiệm thời gian.
Thứ hai, cô hãy đọc quyển Giải Thoát Trong Lòng Tay chương nói về tánh không. Quý vị sẽ không hiểu dù quý vị có đọc. Khi quý vị không hiểu, một lần nữa quý vị hãy quay lại www.dipkar.com.